Đây là bãi đã cổ nằm trải dài trên địa phận của 3 xã vùng cao thuộc thung lũng Mường Hoa có tổng diện tích lên đến hơn 8km2. Những xã được bãi đá trải dài là Tả Văn, Hầu Thào và Sử Pan… Bãi đá khá quanh co có đến 159 tảng đá lớn nhỏ xen kẽ nhau, trong cây lá, nằm sát bên đường hoặc giữa những ruộng nước… nếu bạn mới ngắm nhìn bạn sẽ chẳng thấy có gì đặc biệt nhưng khi bạn ngắm nhìn nó từ xa sẽ thấy được khung cảnh kỳ ảo của thiên nhiên.
Tảng đá này không chỉ xuất hiện ở Sapa mà trên thế giới cũng có nhiều nơi có những tảng đá tương tự, nhưng vì ở nước ta hầu như chỉ có nơi này có, nên ngay từ xa xưa những tảng đá này đá được truyền thuyết kể lại nên nó càng trở nên thần bí.
Với những nét chữ sơ khai đến ngày nay vẫn còn trên tảng đá dù qua nhiều thời gian dãi nắng dầm mưa, thì có thể thấy được nhân dân đã ví như 159 tấm bia cổ xưa tại đất nước hình chữ S trên tảng đá đó. Nhìn kỹ vào các tấm bia, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra các hình vẽ cơ bản như hình chữ nhật, hình vuông, hay các nét vạch đơn, vạch đôi đơn giản, cho đến những đường song song, đường cắt ngang và những hình người, chim thú, khung cảnh sinh hoạt... Từ đó mà ta có thể có những cách đoán định, hình dung và lý giải đó như là hình đồ bản, giúp con người ghi chép lại các vấn đề trong cuộc sống như về của cải, quan niệm về đời sống, thời tiết ở thời cổ xưa...
Các nhà nghiên cứu đang tập trung tìm hiểu về một vài cảnh sinh hoạt được khắc trên các phiến đá. Đặc biệt là cảnh nam nữ ân ái duy trì, phát triển nòi giống được miêu tả khá thật nhưng vẫn theo mô típ quen thuộc, gần gũi với các hình vẽ đã từng phát hiện trên các di vật đồ đồng cách đây 2500-2600 năm ở Việt Nam. Qua đó, có thể tính ước đoán tuổi của các hình khắc và nét vẽ trên tảng đá ở Sa Pa thuộc khoảng trên dưới 2500 năm. Nhờ đó có thể thấy Việt Nam là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại.
Bãi đá được Vichto Gôlubép phát hiện vào năm 1923. Sau đó, kỳ quan này mới được tìm hiểu và giới thiệu rộng rãi với người dân trong và ngoài nước thông qua các phương tiện truyền thông. Đối với người Việt Nam, đến thăm bãi đã khắc cổ Sa Pa giúp bạn có có thêm điều kiện so sánh với các hình khắc trên đá, trên di vật bằng kim loại hay sừng thú đã từng được tìm thấy trước đó.