Chỉ trong vài giờ đồng hồ, thung lũng hẻo lánh Mường Hum (Lào Cai) đã trở thành một địa điểm náo nhiệt, nơi tụ hội của nhiều nền văn hóa, ẩm thực của bà con dân tộc thiểu số. Chợ họp vào ngày chủ nhật, từ 7 giờ sáng cho đến 1 giờ chiều. Người ta đựng hàng hóa trong túi sợi gai, túi thêu, bao tải hoặc trên những chiếc sọt đeo trên vai. Những đôi dép lê dính bùn, những gấu quần được xắn nhiều vòng lên cao, cho thấy họ phải vượt qua một quãng đường dài trèo đèo lội suối mới đến được với phiên chợ. Những chiếc áo dài màu hồng, xanh của các cô gái Thái túm tụm cười nói xung quanh các gian đồ bán trang sức thủ công bằng bạc. Ở góc khác là những chiếc váy H’Mông màu cam, xanh xúm xít vây quanh đống quả lựu. Tất cả tạo nên nét chấm phá độc đáo trong bức tranh chợ phiên vùng cao độc đáo, đậm bản bản sắc dân tộc. 


Chợ phiên Mường Hum nằm sâu trong thung lũng, bên cạnh con suối Mường Hum đầy thơ mộng, vốn đi vào thi họa từ lâu, được bao bọc bởi những dãy núi cao ngất, tạo nên khung cảnh sơn nước hũy tình nơi thâm sơn cùng cốc. Có lẽ cùng vì thế mà bấy lâu nay Mường Hum luôn trở thành điểm đến của nhiều lữ khách trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá. 

Con đường từ trung tâm thành phố Lào Cai đến Mường Hum khoảng 45km, nơi đây khá biệt lập với bên ngoài, được bao bọc bởi núi non trùng điệp, hiểm trở. Để đến được Mường Hum, người lữ khách phải phải băng qua vạt rừng thảo quả già, trên nhiều đoạn đèo dốc đẹp mê hồn, thấp thoáng phía xa là những vạt ruộng bậc thang vàng óng vào mùa lúa chín đẹp tựa một tấm gương trời vào mùa đổ ải.

Nơi đây vẫn còn lại dấu tính của những ngôi nhà Pháp cổ, in dấu trên những căn biệt thự nhuốm màu nâu u huyền, gợi nhớ về một quá khứ đâu buồn khi bị Pháp thuộc. Ngay trung tâm xã là khu chợ nức tiếng gần xa, với con suối Mường Hum vắt qua đầy thơ mộng. Đây là nơi quy tụ, giao lưu trao đổi hàng hóa nông sản của đồng bào dân tộc. 


Không nổi tiếng như chợ tình Sapa, chợ phiên Bắc Hà, chợ trâu Cán Cấu, nhưng Mường Hum được xem như một phiên chợ hiếm còn lưu giữ được nét bản sắc văn hóa của phiên chợ vùng cao. Với những quán hàng đặc trưng như bánh mật, thắng cố, bánh tẻ, rượu thóc hay hàng thổ cẩm, đồ chạm bạc,…tất cả phô bày nên nét sắc thái đa dạng của các dân tộc thiểu số cùng quần cư trên mảnh đất này. Chỉ riêng màu sắc trang phục cũng đủ làm mê hoặc lòng người. mang đến cho du khách đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.  


Ngày thường, ai đến Mường Hum cũng thích khung cảnh sơn thủy hữu tình, dõi mắt ra xa bên bờ suối là hàng bầy ngựa đủ chủng loại, màu sắc đợi chủ ra về và thỉnh thoảng cất lên tiếng hí vong vọng, tạo sự sinh động rất hiếm, không thể bắt gặp ở bất cứ nơi đây. Bên trong chợ ồn ào, tập nập đầy những chàng trai, cô gái trong trang phục rực rỡ nói cười, gặp gỡ tâm tình,…cả những em bé dân tộc Dao, dù còn nhỏ nhưng đã được địu trên lưng mẹ đến thăm phiên chợ. Tất cả mang đến vẻ đẹp hài hòa, bình yên quá đỗi trên một vùng núi cao Tây Bắc.

 
Top